Chào mừng bạn đến với Thế giới Trà Anh Quốc

 

Phương Đông

Người ta xem việc uống trà là thói quen trong cuộc sống. Khởi thủy, trà là một loại lá thuốc, sau biến dần thành thức uống, mà quê hương đầu tiên là Trung Hoa. Từ đây, nghi thức uống trà đã vượt biên giới và được Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á hấp thu khá rõ nét.

 

Ngày nay, nghệ thuật uống trà Trung Hoa được biết đến như là tạo giây phút nghỉ ngơi thoải mái trong lúc "đối ẩm" với bạn trà. Thời phong kiến Trung Quốc, trong các nghi lễ, những nhân vật có thế lực thường được thuộc cấp dâng tặng danh trà nổi tiếng thơm ngon. Còn trong suốt đám cưới của người phương Đông, trà luôn được chiêu đãi và ngụ ý chúc đôi uyên ương sống lâu và chung thủy.


 

  

Nga

Người Nga bắt đầu uống trà từ thế kỷ thứ 17, xong loại đồ uống này không được biết đến nhiều cho đến đầu thế kỷ 19. Ở Nga, cả trà xanh lẫn trà đen đều được pha trong ấm samovar và không dùng với sữa. Người Nga thường rót trà vào cốc có quai bằng kim loại, cho một viên đường hoặc thìa mứt đầy vào miệng rồi mới nhấp một ngụm trà.

Truyền thống uống trà ở Nga thường gắn liền với ấm Samovar - một chiếc bình trà lớn, kiểu dáng tinh tế, duy trì hàng lít nước ở nhiệt độ cao. Vì thời tiết nước Nga lạnh giá nên người Nga quan niệm trà là loại thức uống làm ấm tim cũng như làm ấm cơ thể. Âm trà Samovar và đường viên luôn được chuẩn bị sẵn khi có khách thăm hoặc khi cả gia đình quây quần bên nhau. Trước khi chiêu ngụm nước trà nóng, người Nga cho viên đường vào giữa răng và nhấp nháp vị ngọt dịu cùng hương vị trà. 

 

Ấn Độ

Trà là đồ uống được yêu thích nhất ở Ấn Độ. Ở đây trà có thể được pha theo cách Anh hoặc được đun với nước, sữa và chút muối. Tại các gian hàng trên vỉa hè bán trà đặc với rất nhiều đường và sữa còn tại các bến tàu, bến xe trà được giữ ấm trong những bình lớn.

  

 

 

 

 

 Morocco (Châu Phi)

 Người Morocco thường thưởng thức loại trà xanh thượng hạng. Họ luôn dùng trà khi có dịp ngồi quây quần bên nhau. Theo quan niệm, điều này cũng có nghĩa là khách đừng vội đứng lên cáo từ sớm. Thông thường, chủ nhà (nam giới) hoặc con trai trưởng trong gia đình sẽ đương nhiên lãnh việc pha trà, trừ khi vợ của chủ nhà, tôn kính khách của chồng, đứng lên mời chồng pha trà.

Hai bình trà được chuẩn bị cùng một lúc. Chủ nhà phải chuẩn bị đủ 3 loại nước pha được chiết từ nước sôi. Loại nước sau phải nóng hơn loại nước trước. Theo truyền thống, trà được rót từ rất cao phía trên những chiếc ly nhỏ đặt trong khay kim loại chạm khắc đẹp. Và đúng theo nghi thức, khách sẽ ngưng uống trà sau lần pha trà thứ ba.

Tây Tạng

Trà được người dân nơi đây chăm chút hàng ngày vì nó được coi là một tặng phẩm sang trọng. Trong các loại trà thì trà xanh muối được người Tây Tạng ưa thích hơn cả. Người ta nghiền nhỏ bánh trà xanh và đun với nước trong 1 vài phút sau đó lọc nước trà vào một bình để khuấy đều lên với sữa dê hoặc bơ bò Tây Tạng sau đó bỏ thêm chút muối. Thế là ta đã được loại trà tên là Tsampa pha theo cách truyền thống được người Tây Tạng yêu thích. Nhưng thế chưa được một loại trà hảo hạng, người ta lại tiếp tục rót loại trà trên vào bình nhỏ hơn để có thể hâm nóng trên lửa và dùng trà với một lát bánh làm từ lúa mạch hoặc từ ngũ cốc để có thể cảm nhận được vị ngon tuyệt vời của tách trà Tsampa.

 

 

 


 


 

 

 Iran và Afghanistan

 Ở cả hai nước này trà đều được coi là loại đồ uống truyền thống. Ở nhà hay ở các quán trà những người thưởng trà ngồi khoanh chân trên tấm thảm trên sàn nhà nhấp từng ngụm trà rót ra từ bình sứ chiếc bình sứ nhiều màu sắc và thưởng thức trà với kẹo.

 

 

 

 Ma-rốc

Khác với các nước khác trà bạc hà lại được ưa chuộng ở Ma-rốc. Trà được rót vào các cốc thủy tinh và để trên những chiếc khay bằng bạc. Ở đây công việc rót trà dành cho nam giới, họ cầm bình trà với chiếc vòi dài và rót trà từ trên cao vào cốc sao cho trong mỗi cốc trà có một lớp bọt không đáng kể. Trà được phục vụ kèm với kẹo.